Hiển thị các bài đăng có nhãn may chu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn may chu. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Nguyên tắc khi mua linh kiện máy chủ cũ

Mua máy chủ cũ hay linh kiện máy chủ cũ để nâng cấp máy chủ hoặc thay thế linh kiện hỏng là một lựa chọn khá kinh tế trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên việc lựa chọn linh kiện sao cho đúng cách, vừa bảo đảm giá tốt nhất và linh kiện bền nhất lại là một điều không dễ. Bài viết này mình sẽ chỉ ra "Những điều cần lưu ý khi mua linh kiện máy chủ cũ".


Nguyên tắc khi mua linh kiện máy chủ cũ

- Vì là linh kiện cũ nên sản phẩm đó rất dễ phát sinh lỗi, vì vậy phải bảo đảm bên bán sẽ bảo hành tối thiểu 1 tháng. Hạn chế mua các linh kiện máy tính cũ chỉ "bao test" 3-7 ngày để tránh tiền mất tật mang

- Bạn nên mua linh kiện máy tính cũ tại các của hàng, đơn vị lớn, để khi có hỏng hóc bạn sẽ dễ dàng được đổi trả và có ngay linh kiện tương đương. Bạn nên giữ lại phiếu mua hàng hoặc biên nhận nếu có để phòng có thể đổi lại linh kiện.

- Bạn chỉ nên yêu cầu test ngay khi mua và chỉ mua các linh kiện máy tính chạy tốt và chưa qua sửa chữa và khi đã sửa rồi thì nõ sẽ rất dễ tái phát bệnh. Điều đó có thể khiến bạn tiền mất tật mang, tốn thời gian để đỗi chác.

- Test xong thì mới trả tiền đừng nên trả tiền trước để tránh các tranh cãi sau khi trả tiền.

- Cần nghiên cứu thông số linh kiện trước khi mua xem nó có phù hợp với máy tính của mình.

- Gắn ngay linh kiện và thường xuyên sử dụng sau khi đã mua. Việc này giúp bạn bảo đảm linh kiện còn dùng tốt, thời gian bảo hành 1 tháng là rất ngắn, hãy cố gắng dùng thật nhiều để chắc chắn linh kiện không bị lỗi dù là nhỏ nhất.

- Nên mua linh kiện của những hãng nổi tiếng. Dù là hàng cũ nhưng dù sao thương hiệu cũng khẳng định độ bền của linh kiện máy tính cũ tương ứng, hãy cố gắng chọn những linh kiện của những nhà sản xuất có tên tuổi, đừng ham rẻ mà lấy những món có thông số tương đương nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Sự khác nhau về cấu tạo giữa máy chủ và PC

Máy chủ hay máy chủ là một hệ thống PC được xây dựng dựa trên cơ sở việc đáp ứng được thời gian hoạt động lâu dài và có khả năng tải cao trước các yêu cầu truy xuất, cập nhật dữ liệu từ các máy khác trong mạng LAN.


Giữa các Desktop PC và các Server Máy chủ chuyên dùng có sự khác biệt rõ ràng trong cấu trúc các thành phần cấu tạo nên chúng về mặt phần cứng và khả năng hoạt động.

Các thành phần cấu thành nên Máy chủ thường là các thiết bị có độ tin cậy cao hơn so với các linh kiện của các máy PC thông thường, do đó giá thành của chúng có sự chênh lệch khá nhiều so với các PC. Các thành phần chính của Máy chủ như bo mạch chủ, CPU, RAM, HDD đều được thiết kế với các giao tiếp có tốc độ cao, chống lỗi, chịu tải cao mà các thiết bị rời khác không có được. Dĩ nhiên bạn vẫn có thể dùng một Desktop PC có cấu hình cao để nâng cấp nó thành một Máy chủ với một chi phí rẻ hơn, nhưng những khả năng đáp ứng của nó sẽ không thể và không bao giờ bằng hiệu năng của một máy chủ chuyên dùng đã được thử nghiệm thực tế trong dây chuyền sản xuất của các hãng sản xuất.
Chúng ta thử tìm hiểu và phân tích những điểm khác biệt về phần cứng, những thành phần quyết định khả năng hoạt động của hệ thống máy chủ.

Bo mạch chủ (Mainboard):

Bo mạch máy chủ (Chipset Intel s5000)
Nếu như các bo mạch chủ của PC thông thường đa số chạy trên các dòng chipset cũ như Intel 845, 865 hay các dòng mới Intel 945, 975,... thì các Chipset của các Board mạch chủ của Máy chủ thông dụng sử dụng các chipset chuyên dùng như Intel E7520, Intel 3000, Intel 5000X,.... với khả năng hỗ trợ các giao tiếp tốc độ cao như RAM ECC, HDD SCSI - SAS, Raid hay hỗ trợ gắn nhiều CPU dòng Xeon,....

Bộ vi xử lý (CPU):

CPU Xeon các PC thông thường bạn dùng các Socket dạng 478, 775 với các dòng Pentium 4, Pentium D, Duo core, Quadcore thì các dòng CPU dành riêng cho máy chủ đa số là dòng Xeon với kiến trúc khác biệt hoàn toàn, hoạt động trên các socket 771, 603, 604 với dung lượng cache L2 cao, khả năng ảo hóa cứng, các tập lệnh chuyên dùng khác... Một số máy chủ dòng cấp thấp vẫn dùng CPU Socket 775 làm vi xử lý chính của chúng.

Bộ nhớ (RAM): các loại RAM mà bạn thường thấy trên thị trường là các loại DDR RAM I, II có Bus 400, 800,... trong khi đó RAM dành cho Máy chủ cũng có những loại như vậy nhưng chúng còn có thêm tính năng ECC (Erorr Corection Code) giúp máy bạn không bị treo, dump màn hình xanh khi có bất kỳ 1 bit nào bị lỗi trong quá trình xử lý dữ liệu. Hơn nữa, các RAM loại này còn có khả năng tháo lắp nóng để thay thế khi bị hư hỏng mà bạn sẽ không cần phải tắt hệ thống. Dĩ nhiên, để sử dụng loại RAM này thì bo mạch chủ phải hỗ trợ chuẩn RAM mới này.

Hard Disk:

SAS và SATA HDD
Khác với các HDD của máy PC thường có giao tiếp IDE, SATA I, SATA II với tốc độ vòng quay đạt con số cao nhất 7200RPM và tốc độ đạt 300MB/s, các HDD dành cho Máy chủ hoạt động trên giao tiếp SCSI hay SAS (Serial Attached SCSI) có băng thông cao hơn (600MB/s) và sở hữu một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% (10.000RPM) hay một số ổ SAS mới còn đạt được con số 15.000 RPM giúp tăng tốc tối đa tốc độ đọc/ghi dữ liệu và khả năng kết nối nhiều thiết bị SAS khác trong hệ thống mạng LAN của DN.

Bo điều khiển Raid (Raid controller):

RAID SAS Card
Đây là thành phần quan trọng trong một Máy chủ hiện đại, bo điều khiển này sẽ kết hợp các ổ cứng thành một thể thống nhất với những cơ chế sao lưu, chống lỗi giúp dữ liệu của bạn luôn được an toàn khi có các trục trặc vật lý xảy ra. Tùy theo các bo mạch, khả năng hỗ trợ các mức Raid khác nhau nhưng thông thường Raid 1 và Raid 5 là 2 mức phổ biến trong hầu hết các máy chủ. Một số bo mạch máy chủ đã tích hợp chip điều khiển này nên bạn có thể không cần trang bị thêm.

Bộ cung cấp nguồn (PSU): thành phần cung cấp năng lượng cho các thiết bị bên trong giữ vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của máy chủ, chính vì thế các dòng máy chủ chuyên dùng thường đi theo những bộ nguồn công suất thực cao có khả năng thay thế hay dự phòng khi bộ nguồn chính bị lỗi - với các máy chủ bạn tự lắp ráp, lưu ý hãy chọn những nhãn hiệu có uy tín trên thị trường như CollerMaster, Acbel, Hunky,... không dùng những bộ nguồn giá rẻ, công suất ảo đang tràn ngập trên thị trường như hiện nay, lựa chọn đúng sẽ giúp bạn bảo vệ các thiết bị khác tăng tuổi thọ và giữ cho hệ thống được trước những thay đổi của nguồn điện.

Qua các thông tin ở trên, ta có thể nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa một hệ thống Desktop thông thường và một hệ thống Máy chủ chuyên dụng để nhận thấy những khả năng hoạt động vượt trội của nó so với các PC thông thường. Bây giờ, nếu bạn nhận thức được giá trị của một máy chủ thì việc chọn lựa Máy chủ đó cho DN mình cũng khá khó khăn bởi một rừng các loại máy chủ của các hãng khác nhau từ những thương hiệu vốn đã nổi tiếng như HP, IBM, Dell, SUN cho đến những thương hiệu khác tín do các nhà sản xuất trong nước cung cấp như FPT, CMS, T&H,... Lựa chọn Máy chủ đúng loại mình cần sẽ giúp DN bạn tên yâm sử dụng, khai thác chúng với một mức chi phí tiết kiệm nhất.

Có cần thiết phải thuê máy chủ (Server) ?

Máy chủ ở đây là một sản phẩm công nghệ được thiết kế dựa trên những công nghệ mới chẳng hạn như công nghệ đám mây hay công nghệ ảo hoá với chức năng cơ bản phải có là lưu trữ và bảo mật dữ liệu. 


Kinh doanh trong thời đại công nghệ phát triển mạnh như vũ bão, việc trang bị thêm những sản phẩm công nghệ mới vào quá trình kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp bạn tăng sức cạnh tranh hơn rất nhiều. Không nằm ngoài điều này, trang bị cho doanh nghiệp bạn một chiếc máy chủ sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp bạn không đủ điều kiện thì có thể đi thue may chu. Chi phí để thuê máy chủ hàng tháng thì cũng rất thấp, dù là doanh nghiệp nhỏ nhưng vẫn có đủ khả năng chi trả hàng tháng. Sở hữu cho mình những tính năng thực tế, những chiếc máy chủ sẽ giải quyết những vấn đề thường gặp một cách suông sẽ.

Có cần thiết phải thuê máy chủ (Server) ?

Thật chất máy chủ ở đây không phải đơn giản là một chiếc máy tính chủ quản lý những chiếc máy tình con trong những tiệm net, hay trường học. Máy chủ ở đây là một sản phẩm công nghệ được thế kế trên những công nghệ mới chẳng hạn như công nghệ đám mây hay công nghệ ảo hoá với chức năng cơ bản phải có là lưu trữ và bảo mật dữ liệu. Còn về phần mền của máy tính chủ đơn thuần chỉ dùng để quản lý những máy máy chủ con. Hiện nay trên thị trường có 3 loại máy chủ phổ biến nhất là máy chủ vật lý (tương tư như một CPU), máy chủ VPS (máy chủ ảo được thiết kế dựa trên công nghệ ảo hoá). Hầu hết những nơi cho thuê máy chủ ảo riêng sẽ cung cấp đầy đủ mọi chủng loại, khách hàng được tha hồ lựa chọn những chủng loại máy chủ phù hợp với doanh nghiệp với mức giá tuỳ thích.


Trong thời buổi cạnh tranh, thì việc thuê máy chủ ảo giá rẻ cũng là rất cần thiết với nhiều doanh nghiệp nhất là đối với những doanh nghiệp nhỏ hoặc những doanh nghiệp chỉ mới có ý định áp dụng máy chủ vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp với hình thức thử nghiệm. Thế nhưng với cách thức thế này những doanh nghiệp nhỏ khó có thể tồn tại và những doanh nghiệp vừa và lớn sẽ mất đi khoảng doanh thu đáng kể. Chình vì vậy nhiều chính sách ưu đãi khác đã thay thế cho cách thức này, chẳng hạn như miễn phí 3 tháng dùng sản phẩm khi ký hợp đồng thuê máy chủ 12 tháng. Với những cách thức kinh doanh như vậy sẽ có lợi cho cả bên mua lẫn bên bán.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Nhiệm vụ, điểm mạnh và lợi ích Máy chủ ảo

Trong những năm gần đây, ở Việt Nam lĩnh vực CNTT có sự phát triển vượt bậc, vừa vượt trội hơn hẳn những ngành khác và cũng đang dần trở thành ngành mũi nhọn của tại Việt Nam. Với sự phát triển vượt bậc đó việc nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cũng phải chuyển mình theo phương thức kinh doanh mới và buộc phải áp dụng một vài sản phẩm công nghệ vào trong quá trình hoạt động của công ty mình. Nằm trong số những sản phẩm công nghệ tiên tiến được nhiều doanh nghiệp sử dụng, máy chủ ảo cũng đang dần được cải thiện tân tiến hơn. Nhiều dòng sản phẩm mới được xuất hiện khắc phục được những nhược điểm của những dòng sản phẩm trước đó. Cũng chình vì điều này mà dịch vụ cho thuê máy chủ ảo cũng được mở rộng hơn và phổ biến hơn ở những thành phố lớn.
 



Nhiệm vụ chính của máy chủ ảo

Trên thực tế với những tính năng của một chiếc máy chủ ảo hiện nay có thể giải quyết được rất nhiều việc cho doanh nghiệp bạn, dù doanh nghiệp bạn chuyên hay không chuyên đến phương thức kinh doanh liên quan đến mạng internet. Một số lĩnh vực hoạt động ngày nay muốn hoạt động được thì không thể thiếu mặt của một chiếc máy chủ được, chẳng hạn như ngân hàng, google, facebook và một vài doanh nghiệp muốn xây dựng hệ thống mail server, forum các loại… Bên cạnh đó, việc thuê server (thuê máy chủ), còn có thể giúp doanh nghiệp bạn quản lý mọi thông tin dễ dàng hơn, chia sẽ dữ liệu giữa những chi nhánh nhanh gọn mà hoàn toàn được bảo mật và có thể theo dõi và quản lý từ xa thông qua những thiết bị có kết nối internet như máy vi tính, điện thoại thông minh…
 
Theo dõi máy chủ ảo

Còn nếu doanh nghiệp muốn sở hữu một máy chủ và toàn quyền quản lý, và tự cài đặt những ứng dụng cho riêng cho doanh nghiệp mình mà không muốn mua thêm máy chủ thì có thể thuê máy chủ ảo riêng sẽ là lựa chọn vô cùng hoàn hảo. Ngoài những ưu điểm vừa nêu trên, thuê máy chủ ảo riêng còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí. Không cần tốn chi phí lắp đặt và đầu tư ban đầu, bảo trì hoặc sữa chữa hệ thống khi có sự cố xảy ra. Thế nhưng bạn có thể phải cần đến một người để quản lý và theo dõi tình trạng máy chủ.
 


Những lợi ích từ dịch vụ thuê máy chủ ảo

- Mỗi VPS là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có hệ điều hành riêng, có toàn quyền quản lý root và có thể khởi động lại hệ thống bất cứ lúc nào. Do vậy, thuê máy chủ ảo vps hạn chế 100% khả năng bị tấn công hack local.

- Thuê máy chủ ảo tiết kiệm được rất lớn chi phí đầu tư mua máy chủ server ban đầu.

- Hoạt động hoàn toàn như một server riêng nhưng tiết kiệm được rất nhiều chi phí nếu so sánh với việc thuê một Server riêng.

- Ngoài việc thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các ứng dụng khác trên VPS thì người dùng còn có thể cài đặt để thực hiện những nhu cầu riêng như: truy cập Web bằng trình duyệt Web, download/upload bittorent với tốc độ cao…

- Máy chủ ảo như một giải pháp dung hòa giữa hosting và máy chủ riêng (dedicated server) theo cả khía cạnh chi phí và cách thức vận hành. Vì vậy giải pháp thuê máy chủ ảo phù hợp cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn có một hệ thống máy chủ riêng biệt, toàn quyền quản lý với chi phí thấp.