Hiển thị các bài đăng có nhãn điện toán đám mây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn điện toán đám mây. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Các định nghĩa cơ bản vể Máy chủ ảo (VPS)



Máy chủ ảo (Virtual Private Server - VPS) là phương pháp phân chia từ một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo.
 

   + Trong khi trên 1 server chạy Share Host thì có thể có hàng trăm tài khoản cùng chạy 1 lúc, nhưng trên server chạy máy chủ ảo thì con số chỉ bằng 1/10. Do vậy, VPS có hiệu năng cao hơn Share Host rất nhiều lần.
Mỗi máy chủ là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có hệ điều hành riêng, có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào. Do vậy, VPS hạn chế 100% khả năng bị tấn công hack local.

   + Trên 1 server chạy Share Host có nhiều Website chạy chung với nhau, chung tài nguyên server, nếu 1 Website bị tấn công Ddos, botnet quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến các Website khác cùng server, riêng server VPS, một tài khoản VPS bị tấn công thì mọi tài khoản VPS khác trên server đều không bị ảnh hưởng.

VPS phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và những trang Web lớn hoặc mã nguồn nặng, nếu chạy trên Share Host sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, VPS sẽ đòi hỏi người sử dụng phải biết thêm một số kiến thức quản lý như cấu hình server, bảo mật...

Lợi thế của VPS:

- Tiết kiệm được chi phí đầu tư máy chủ.
-  Hoạt động hoàn toàn như một máy chủ riêng với quyền quản trị đảm bảo tính bảo mật cao.
- Có thể dùng máy chủ ảo VPS để thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các Server ứng dụng khác tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp.
 Bảo trì sửa chữa nâng cấp nhanh chóng và dễ dàng.
 Có thể cài lại hệ điều hành từ 5-10 phút.

VSP là giải pháp tuyệt vời để lưu trữ nhiều loại ứng dụng và được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau:

-  Cho doanh nhân, doanh nghiệp
-  Cho các nhà phát triển Web
-  Cho đại lý Hosting
-  Dịch vụ thương mại điện tử
-  Cho các ứng dụng cơ sở dữ liệu
-  Cho các ứng dụng đa phương tiện
-  Cho dịch vụ email không hạn chế
-  Để lưu trữ dữ liệu nhạy cảm và nhiều hơn nữa ...

Các dịch vụ Cho thuê vps giá rẻ đều có các tính năng sau:

-  Máy chủ không giới hạn số lượng tên miền và websites
-  Quản lý hosting, thư điện tử, ứng dụng và cơ sở dữ liệu (MySQL / MSSQL) cho tất cả tên miền của bạn tại một nơi duy nhất
-  Toàn quyền quản trị hệ thống, full root / administrator access
-  Sử dụng hệ điều hành Linux và / hoặc Windows Server
-  Cài đặt ứng dụng, ngôn ngữ lập trình, mô-đun... với quyền root / administrator
-  An toàn, bảo mật
-  RAM, CPU và tài nguyên truy suất riêng hoàn toàn;
-  Địa chỉ IP riêng;
-  Không giới hạn email, và tài khoản người dùng FTP / POP3 / IMAP / Webmail
-  PHP, MySQL, ASP, NET,. MS SQL Server, Perl, Python, Plesk, Java, SFTP, SSH, SSL, FTP, Telnet....
-  Tùy chỉnh /dev, /usr, /bin, /sys, /etc
-  Quản lý DNS zones và hosting ảo;
-  Tuỳ chỉnh Firewall rules
-  Thiết lập Cron và Scheduled Jobs

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Server (Máy chủ) - Định nghĩa và phân loại

Với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, nhu cầu thuê một hệ thống máy chủ hoạt động hiệu quả, giá cả vừa phải là một nhu cầu có thật và không kém phần cấp thiết.


Server (máy chủ) là gì?

Server (máy chủ) nhìn chung cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Máy chủ thường được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ, xử lý các cơ sở dữ liệu, mail, web, truyền file, quản lý in ấn và các dịch vụ khác trong hệ thống mạng máy tính, internet,…


Các loại server (máy chủ) thông dụng

Hiện nay có khá nhiều loại máy chủ với các chức năng chuyên dụng khác nhau. Dưới đây sẽ là một số loại sever (máy chủ) thông dụng:

Web Server - Máy chủ Web

Database Server - Máy chủ cơ sở dữ liệu

FTP Server - Máy chủ FTP

SMTP server - Máy chủ thư điện tử

DNS Server - Máy chủ DNS

DHCP Server - Máy chủ DHCP

Applications Server - Máy chủ ứng dụng

Printer Server - Máy chủ in

Máy chủ Proxy

Kinh nghiệm chọn máy chủ ảo (VPS) phù hợp nhu cầu của bạn

Trước khi chọn mua VPS, chắc hẳn các bạn đã biết hoặc tự tìm hiểu một vài thông tin cơ bản về VPS. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh một vài thông tin sau: VPS được tạo ra dựa trên nền tảng ảo hóa nào?

Điều này đặc biệt quan trọng, vì nếu chỉ nhìn thông số của VPS như dung lượng RAM, CPU thì chưa đủ chút nào.

Chẳng hạn như 2 VPS sau:

- VPS1: 2core CPU x 2GHz, 4GB RAM, công nghệ KVM

- VPS2: 2core CPU x 2GHz, 4GB RAM, công nghệ Openz

Mới nhìn thì VPS1 và VPS2 giống nhau, nhưng thực chất thì VPS1 có thể tốt hơn VPS2 nhiều. Vì công nghệ Openz cho phép các công ty VPS oversell rất nhiều. Hiêu đơn giản là, 1 máy chủ vật lý có (10 core CPU, 20GB) RAM có thể tạo ra 20 thậm chí 50 VPS (1core CPU, 2GB RAM) nếu sử dụng nền tảng ảo hóa Openz

Có rất nhiều nền tảng công nghệ ảo hóa đang được sử dụng hiện nay. Các bạn có thể tham khảo thêm từ anh Gồ với từ khóa: KVM, Openz, Hyper-V, VMWare, Xen,… Các thông số cấu hình của VPS 

Các thông số cơ bản về VPS mà bạn cần đặc biệt quan tâm, gồm:

- CPU: Số core, tốc độ xung nhịp

- Dung lượng RAM - Băng thông: băng thông giới hạn (nếu có)

- Tốc độ internet: datacenter của công ty đó ở đâu, card mạng như thế nào

- Thời gian up-time (tương tự shared hosting)

- Hệ điều hành hỗ trợ: Tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn chọn VPS phù hợp, một số nhà cung cấp chỉ hỗ trợ HĐH Linux (Google, DigitalOcean,..) mà không hỗ trợ HĐH Windows

- Các dịch vụ đi kèm khác (và đương nhiên là cả giá nữa)

Máy chủ ảo (VPS) có tính năng gì nổi trội ?

Bạn có website lớn hoặc có nhiều vận dụng riêng cần cài đặt (CRM, hệ quản trị doanh nghiệp, virtual office…), cần bảo mật cao, bạn không có kỹ thuật viên giỏi thông suốt server nhưng cần nhưng cần máy chủ riêng với hoài tối ưu nhất, giải pháp Virtual Private server (máy chủ ảo giá rẻ – server riêng ảo) là lựa chọn được ưu tiên nhất .


Tính năng nổi trội của máy chủ ảo vps.

Kích hoạt sử dụng mau chóng: sau 30 phút Cài đặt và tương trợ miễn phí Các phần mềm và hệ điều hành được cài đặt miễn phí ban đầu.

Công nghệ ảo hóa phần cứng Phần cứng ảo hóa sẽ đảm bảo sự độc lập về san sớt tài nguyên và tính tương thích cao nhất, điều này có tức thị máy ảo của bạn sẽ nhận biết chuẩn xác cấu hình phần cứng và dùng nó một cách tối ưu nhất. 

Hệ điều hành riêng Đây là ưu điểm mà công nghệ ảo hóa mềm (ảo hóa hệ điều hành) chẳng thể làm được. Bạn có thể yêu cầu cài đặt Linux CentOS, Ubuntu, Fedora, Windows XP đến Windows Server 2008 hay bất kỳ hệ điều hành nào được hỗ trợ công khai.

Toàn quyền quản lý máy chủ - Root Access, Reboot, Remote desktop connection, Build, Rebuild, Shutdown, Restart, Logs .etc - Chủ động sao lưu dữ liệu đề phòng, cài đặt Miễn phí sao lưu đề phòng Bạn được miễn phí sao lưu dự phòng và khôi phục lại hợp đồng thuê máy chủ ảo. Việc sao lưu được thực hiện hoàn toàn tự động, không có bất kỳ ngắt quãng nào xảy ra trong quá trình xử lý này.

Tùy chọn hệ điều hành cài đặt máy chủ ảo vps là gì kết nối vào kênh Internet tốc độ cao với IP tĩnh và được cài đặt 1 hệ điều hành tùy chọn (Windows, Linux...) Nâng cấp linh hoạt Nâng cấp hệ thống Ram hoặc Ổ cứng nhanh chóng linh hoạt theo yêu cầu của từng khách hàng

Lý do khiến cho Linux bảo mật hơn Window ?

Nếu nói linux không có virus là hoàn toàn sai, hệ điều hành nào cũng đều có lỗ hổng và virus cả. Tuy nhiên với linux chúng ta sẽ tìm hiểu về các yếu tố sau dẫn tới người ta có thể khẳng định linux bảo mật hơn window:

1. Do cơ chế phân quyền tài khoản, file, folder, dữ liệu tự động thực thi ... chặt chẽ trên Linux nên khả năng bị nhiễm và lây lan virus (Malware) sẽ thấp hơn rất nhiều.

2. Do mỗi phiên bản Linux khác nhau sẽ khác nhau rất nhiều nên Virus có thể nhiễm máy tính này nhưng chưa chắc sẽ lây qua được máy khác

3. Người dùng linux sẽ có ý thức và kiến thức về máy tính tốt hơn nên việc nhiễm virus sẽ hạn chế hơn.

4. Linux là hệ điều hành mã nguồn mở vì vậy các lỗ hổng sẽ được vá lại rất nhanh.

5. Linux kiểm soát phần mềm tốt hơn với window khi cài đặt phần mềm có thể tự động cài đặt thêm các ứng dụng nền để phục vụ cho việc sử dụng
được phần mềm đó. Nhưng với linux là hoàn toàn không, bạn cần có sự cho phép.

Bảo mật với máy chủ, VPS Directadmin

Với nhiều các bạn đang quản trị máy chủ không ít lần gặp các cuộc tấn công qua các file .js. Lý do là các file trên đều có các quyền thực thi khá cao dẫn tới hacker có thể chèn code hoặc sửa file js nhằm mục đích xấu.

Mình sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện bảo mật hơn khi cài đặt thêm mod_security với webserver apache, php 5.3 như sau:

* Cài đặt

cd /usr/local/src
mkdir modsecurity2
cd modsecurity2
wget http://www.modsecurity.org/download/modsecurity-apache_2.5.12.tar.gz
perl -pi -e ‘s/ServerTokens Major/ServerTokens Full/’ /etc/httpd/conf/extra/httpd-default.conf
perl -pi -e ‘s/ServerSignature Off/ServerSignature On/’ /etc/httpd/conf/extra/httpd-default.conf
perl -pi -e ‘s/ServerSignature EMail/ServerSignature On/’ /etc/httpd/conf/extra/httpd-default.conf
tar xzf modsecurity-apache_2.5.12.tar.gz
cd modsecurity-apache_2.5.12
cd apache2
./configure
make
make test
make install

* Sau khi cài đặt thì chưa xong các bạn nhé, chúng ta cần phải cấu hình rules thêm như sau:

vi  /etc/httpd/conf/httpd.conf

các bạn tìm tới dòng Load Module sau đó chèn thêm vào các đoạn code sau:

- Máy chủ, vps cài OS 32 bit:
LoadFile /usr/lib/libxml2.so
LoadModule security2_module /usr/lib/apache/mod_security2.so

- Máy chủ, VPS cài OS 64 bit:
LoadFile /usr/lib64/libxml2.so
LoadModule security2_module /usr/lib/apache/mod_security2.so

Sau đó tiếp theo tải đường dẫn đến mod_security:
wget http://www.serverbuddies.com/files/modsec.v2.rules.conf
Include /etc/httpd/conf/modsec.v2.rules.conf

Cuối cùng là:
/etc/init.d/httpd restart

Định nghĩa Hosting, hosting hay webhosting


Hosting, hosting hay webhosting  là nơi không gian trên máy chủ có cài dịch vụ Internet như ftp, www,  nơi đó bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó. Lý do bạn phải có Hosting để chứa nội dung trang website, dịch vụ mail,  ftp, vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet (đó là địa chỉ IP) , còn như nếu bạn truy cập vào Internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì địa chỉ IP trên máy bạn luôn bị thay đổi, do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác trên Internet.

* Như vậy, có thể hình dung như sau: Nếu xem website là ngôi nhà, là trụ sở doanh nghiệp, cửa hàng trên Internet, vậy thì Hosting chính là mảnh đất, là mặt bằng để xây dựng trụ sở doanh nghiệp trên Internet, và Tên miền (domain) sẽ là biển hiệu, địa chỉ để mọi người nhớ đến và tìm kiếm.

Tuỳ theo nhà cung cấp dịch vụ Web hosting mà chất lượng cũng khác nhau như:

- Tốc độ truy cập Internet tại server Hosting đó.

- Dung lượng đĩa là yếu tố mà bạn có thể chứa được nhiều web page hay dữ liệu của bạn hay không.

- Các tiện ích như các hệ quản trị cơ sở dữ liệu có hổ trợ hay không để giúp bạn viết một chương trình Web tên đó hay không ?

Nói tóm lại, nếu bạn chỉ có tên miền (domain) mà không có dịch vụ Web Hosting thì bạn không thể có một trang web được.

Hướng dẫn tính dung lượng và băng thông của một Website


Cách tính dung lượng, băng thông trên tháng khi bạn sử dụng webhosting

- Về dung lượng giả sử bạn có 1 website tin tức như dantri.com theo đó website tin tức có những thành phần sau:

   + Toàn bộ mã nguồn của website khi thiết kế xong có dung lượng 50MB

   + Một bài biết mới đưa lên website có dung lượng khoảng 30KB ( ví dụ bạn có 1000 bài viết)

   + Một hình ảnh đính kèm bài viết đuôi .jpg có dung lượng khoảng 50KB ví dụ đi kèm 1000 hình ảnh.(một bài viết có ít nhất 1 hình ảnh mình họa, ở đây dantri.com xin ví dụ 1 bài viết có 1 hình ảnh).

   Như vậy tổng dung lượng website của bạn sẽ là : 50MB + (30KBx1000) +(50 KBx1000) = 50MB + 30MB + 50MB = 130MB

- Với 1 website có 130MB dung lượng như trên bây giờ dantri.com xin giới thiệu cách tính băng thông trên tháng của website này.

   + Giả sử website này có 1000 lượt truy cập mỗi ngày và mỗi lượt truy cập trung bình khoảng 10 trang, mỗi trang vào khoảng 30KB dung lượng bài viết + 50 KB dung lượng hình ảnh tương đương với 80 KB (bạn có thể sử dụng các công cụ của google để đếm lượt truy cập chính xác từ website).

    Vậy: 1 ngày  = 10 trang x 1000 lượt truy cập x 80KB = 800.000KB = 800MB

             1 tháng = 800MB x 30 ngày = 24 000 MB =  24GB

    Kết luận: Băng thông trên tháng bạn sử dụng là 24GB

Trên là hướng dẫn cơ bản về dung lượng, băng thông trên tháng khi bạn sử dụng webhosting, dantri.com chúc các bạn có những sự lựa chọn thông mình khi sử dụng hosting.

Các tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Hosting tốt nhất

Bài viết tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn về cách lựa chọn nhà cung cấp hosting. Hiện nay có rất nhiều các nhà cung cấp dịch vụ hosting trên thị trường vì vậy để lựa chọn được chính xác không phải là đơn giản.  

Các tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất đó là:

1- Dựa vào người quen đã từng sử dụng đó là một cách tốt nhất bởi các dịch vụ đó đã được kiểm chứng với người thật việc thật. Vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm về dịch vụ nhà cung cấp đã và đang cung cấp.

2- Dựa vào các công cụ tìm kiếm mà ta có thể sử dụng các từ khóa vào các site có thứ hạng cao.

3- Các yêu cầu trên chỉ là khách quan và các thông số chính xác để lựa chọn nhà cung cấp đó là các thông số như dung lượng, băng thông, số lượng domain,...

4 - Hỗ trợ khách hàng đối với mọi nhà cung cấp dịch vụ đều rất quan trọng.

5- Giá cả tuy đối với một số bộ phận như sinh viên, học sinh,... có thể rất coi trọng tới giá cả tuy nhiên các doanh nghiệp thường chú trọng tới các yêu cầu trên chứ không hoàn toàn là giá cả. Bởi chi phí đầu tư cho doanh nghiệp khi sử dụng hosting, tên miền và website là rất nhỏ mà lợi ích( nếu chất lượng dịch vụ tốt) là rất lớn.

Linux và window khác nhau như thế nào ?

Có nhiều điều các bạn có thể không hiểu về hosting linux và window. Mình xin mô tả sự so sánh trên để các bạn có thể hiểu rõ hơn về các dịch vụ.


Linux và window khác nhau đó là:

1- Hệ điều hành, các phần mềm quản lý và mã nguồn hỗ trợ:


- Hosting window: Cài đặt các hệ điều hành window server, SQL server, Microsoft Access... hỗ trợ các mã nguồn .NET, ASP.

- Hosting Linux: Cài đặt các hệ điều hành mã nguồn mở cài đặt sử dụng Mysql,... hỗ trợ các mã nguồn PHP và Perl.

Tuy nhiên đối với hosting window cũng có hỗ trợ mã nguồn PHP và Mysql tuy nhiên để sử dụng được tương thích nhât là sử dụng là hosting window với ASP,.NET và hosting linux với PHP, Mysql.

2- Bảo mật


- Hệ thống indow mọi người hiểu thường bảo mật kém hơn so với hệ thống linux tuy nhiên cũng không hẳn là như vậy bởi linux là nguồn mở vì vậy nếu có lỗ hổng thì thời gian vá là rất nhanh, vì vậy có thể coi bảo mật là như nhau. Dù vậy để đảm bảo website hoạt động tốt còn phụ thuộc rất nhiều vào người quản trị cho dù sử dụng ở bất kỳ hệ điều hành nào đi nữa.

3- Các cấu trúc hệ thống, cú pháp,...


Tuy nhiên việc lựa chọn hosting phù hợp dựa hoàn toàn vào website sử dụng mã nguồn gì để thiết kế nữa nhé.

Chúc các bạn thành công và lựa chọn hosting phù hợp!

So sánh sự khác biệt giữa Cpanel và DirectAdmin

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hosting, hệ quản trị hosting từ miễn phí cho tới trả phí cho máy chủ linux.
Vì vậy SPS xin hướng dẫn các bạn thực hiện so sánh 2 hệ quản trị trên như sau:

Điểm chung: Cả 2 đều là những hệ quản trị hosting thông dụng nhất hiện nay

Điểm khác biệt:


* Cpanel:
- Cấu hình tối thiểu 512Mb RAM
- Có nhiều tiện ích, đây là 1 điểm mạnh nhưng cũng là 1 điểm yếu lý do bởi vì khi có nhiều tiện ích thì người dùng dễ sử dụng nhưng hệ thống sẽ ngốn tài nguyên rất lớn.
- Nếu tên miền sử dụng DNS trung gian với cpanel cần phải có quyền root hoặc đổi để sử dụng, điều này khá bất tiện.
- Giao diện thân thiện, thông số cụ thể, rõ ràng, thiết kế có tùy biến cao.
- Cpanel không hỗ trợ tốt cho backup cũng như thường hay mắc lỗi.
- Cơ chế sử dụng và tương thích với nhiều loại code khác nhau không được đánh giá cao bằng directadmin.
- Chi phí bản quyền cao


* DirectAdmin
- Cấu hình tối thiểu 128Mb
- Ít tiện ích tuy nhiên với DA thì các tiện ích cơ bản đều đã được hỗ trợ.
- Cho phép hỗ trợ sử dụng DNS trung gian, tên miền chưa cần DNS về máy chủ đã có thể sử dụng và tạo hosting
- Giao diện được thiết kế tính tới sự đơn giản và ổn định vì vậy đây là điểm mà nhiều nhà cung cấp lựa chọn Directadmin.
- DirectAdmin với cơ chế quản lý file rất tốt vì vậy backup cũng là một điểm đáng chú ý.
- Cơ chế sử dụng tương thích với nhiều loại mã nguồn và máy chủ khác nhau.
- Chi phí bản quyền thấp

Tên miền quốc gia Việt Nam ."vn" được pháp luật bảo vệ


Điều 12 - Luật Công nghệ thông tin quy định:
    Nghiêm cấm việc giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó.

Điều 19 - Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ quy định:

    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Tạo đường dẫn trái phép hoặc dùng các biện pháp để chiếm đoạt, kiểm soát, khống chế tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

    4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a)Sử dụng các biện pháp làm cho hệ thống máy chủ tên miền quốc gia hỏng hóc, ngưng hoạt động hoặc hoạt động không bình thường;

    b) Phá hoại hoặc thay đổi cơ sở dữ liệu tên miền quốc gia.

Điều 12 - Nghị định số 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính phủ quy định

    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với Nhà đăng ký tên miền “.vn” nếu vi phạm các hành vi sau:

- Không duy trì hoặc không thiết lập các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh đối với các tên miền của tổ chức, cá nhân đã đăng ký trên hệ thống máy chủ tên miền (DNS) của mình;

- Cản trở tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền hợp pháp.

Tại sao nên sử dụng tên miền " .vn " ?

Tên miền quốc gia Việt Nam ”.vn”, theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 3166 được Tổ chức Liên hợp quốc phân bổ, xác định là chủ quyền quốc gia Việt Nam trên mạng Internet. Trong quá trình hội nhập, tên miền ”.vn” đã và đang khẳng định tên tuổi của Việt Nam trên thương trường quốc tế.


Khác với tên miền quốc tế .com, .net. Tên miền Quốc gia Việt Nam “.vn” có những lợi thế sau:

Được pháp luật Việt Nam bảo vệ: Điều 12 - Luật Công nghệ thông tin quy định: Nghiêm cấm việc giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó...

Kỹ thuật tin cậy, an toàn: Hệ thống máy chủ tên miền “.vn” (DNS) quốc gia được giám sát 24/24 giờ với hệ thống dự phòng đảm bảo độ tin cậy, vận hành an toàn, tên miền không bao giờ bị ngừng hay bị " bẻ ghi " sang các trang website có nội dung không mong đợi khác.

Truy vấn nhanh chóng: Tên miền quốc gia “.vn” được quản lý, đảm bảo bởi 07 cụm máy chủ DNS đặt tại các điểm khác nhau trên toàn thế giới (21 điểm tại nước ngoài, 5 điểm trong nước) giúp cho việc truy vấn tên miền “.vn” từ phía người dùng tại Việt Nam và trên khắp thế giới được thực hiện một cách nhanh chóng nhất.

Hạn chế tối đa khi mất liên lạc quốc tế: Sử dụng tên miền”.vn”, lưu trữ tại các máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam, khi mất liên lạc quốc tế như những trường hợp đứt cáp quang biển thì liên lạc và giao dịch Internet trong nước vẫn còn nguyên. Ngược lại sẽ mất toàn bộ liên lạc Internet cả trong nước lẫn quốc tế.

Được Hệ thống trung chuyển Internet trong nước - VNIX của VNNIC phục vụ: Sử dụng tên miền”.vn”, lưu trữ tại các máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam được hệ thống trung chuyển Internet Quốc gia VNIX tự động trung chuyển tất cả lưu lượng Internet trong nước bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất.

Lợi ích tìm kiếm và quảng bá: Hầu hết các chương trình tìm kiếm trên mạng (đặc biệt là google.com.vn) sẽ ưu tiên liệt kê các tên miền có mã quốc gia “.vn” lên trước nhất khi search tại Việt Nam. Ví dụ: Nếu bạn tìm kiếm từ “Vietel” thì chương trình tìm kiếm sẽ đưa ra web có tên miền viettel.com.vn trước.

Chăm sóc, hỗ trợ: VNNIC và các Nhà đăng ký tên miền “.vn” (registrar) luôn sẵn sàng trợ giúp người đăng ký sử dụng giải quyết các vấn đề kỹ thuật cũng như hành chính liên quan đến tên miền “.vn”. Nhắc nhở trước chủ thể sử dụng đóng phí duy trì khi tên miền đến hạn và cho phép tên miền được quá hạn tới tối đa 20 ngày mới xóa chính thức, điều mà không bao giờ có khi dùng tên miền .com; .net.

Đăng ký thuận tiện: Các chủ thể có nhu cầu đều có thể dễ dàng đăng ký tên miền “.vn” thông qua các Nhà đăng ký tên miền ".vn" của VNNIC tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với thủ tục đăng ký tên miền “.vn” đơn giản, nhanh gọn và dễ dàng cho người đăng ký. Chủ thể có thể đăng ký trực tuyến qua mạng Internet khi sử dụng tài khoản tại Ngân hàng hoặc thẻ tín dụng của mình để nộp phí, lệ phí tên miền.

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Điện toán đám mây công nghệ của tương lai.


Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình và quy mô, việc hoạt động và chạy các ứng dụng dựa trên nền điện toán đám mây đang trở nên phổ biến bởi nhiều lý do, đặc biệt là bởi vì nó tiết kiệm chi phí, vận hành nhanh chóng và dễ dàng, sẵn sàng mọi lúc mọi nơi và chỉ cần có kết nối internet. Tuy nhiên, nó còn mang lại nhiều lợi ích khác cho các doanh nghiệp đang tìm cách thay đổi cách thức kinh doanh. Dưới đây là 6 lý do hàng đầu để bạn xem xét việc sử dụng điện toán đám mây cho doanh nghiệp của mình:

1. Điện toán đám mây thật đơn giản


Một trong những rào cản lớn về CNTT mà bạn phải đối mặt trong doanh nghiệp của bạn đó là việc tập trung hoặc nâng cấp công nghệ trong khi hoạt động. Điều này thường dẫn đến việc phải đặt mua và cài đặt phần cứng, phần mềm để mọi máy tính trong công ty của bạn có thể tương thích với nhau. Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, điều này là khoản đầu tư lớn và thường khá tốn kém.

Tuy nhiên, khi bạn sử dụng công nghệ điện toán đám mây, tất cả các ứng dụng, tất cả các dữ liệu sẵn sàng cho các nhân viên dùng đều lưu trữ trên đám mây. Điều này có nghĩa là đội ngũ IT không cần phải mất nhiều thời gian nâng cấp phần cứng, cài đặt các phần mềm mới và cấu hình lại các thiết bị. Không ai phải mất thời gian để tìm kiếm dữ liệu bị mất hoặc chuyển nó cho người khác trong cùng bộ phận. Điện toán đám mây cung cấp cho mọi người một nền tảng công nghệ như nhau. Nó còn cho phép bạn đồng thời nâng cấp các ứng dụng và chương trình, giúp mọi người trong công ty luôn hoạt động cùng trên một nền tảng đồng nhất.

2. Điện toán nền tảng internet dễ dàng tiếp cận

Một khi bạn đưa công nghệ điện toán đám mây vào doanh nghiệp của bạn, mọi nhân viên sẽ được tiếp cận với các thông tin họ cần để phục vụ cho công việc của họ. Và họ có thể làm việc hầu như tại mọi nơi, chỉ cần có mạng internet. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ không phải ngồi lỳ một chỗ với các máy tính để bàn. Bạn có thể truy cập dữ liệu và ứng dụng ở bất kỳ đâu, cho dù đó là trong văn phòng của bạn, tại một nhà hàng sang trọng, trong khách sạn hoặc tại sân bay. Bạn có thể sử dụng máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh để làm việc. Có thể tiếp cận từ xa thông qua internet là một trong những lý do hàng đầu khiến nhiều doanh nghiệp chuyển sang điện toán đám mây.


3. Điện toán đám mây cung cấp sự bảo mật tuyệt vời cho các tập tin quan trọng

Trước kia, bạn có thể lưu trữ các tập tin quan trọng trên máy tính xách tay. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi bạn bị mất máy tính? Các tập tin sẽ bị mất và chúng sẽ rơi vào tay người khác. Với điện toán đám mây, tất cả các tập tin của bạn được lưu trữ bằng kỹ thuật số trong hạ tầng điện toán đám mây, vì thế sẽ không còn chuyện dữ liệu bị mất hoặc phần cứng bị lỗi nữa. Khi sử dụng điện toán đám mây bạn cũng sẽ có quyền truy cập để phục hồi dữ liệu và sao lưu chúng để tránh cho bạn khỏi bị mất thông tin quan trọng. Thêm vào đó, có rất nhiều nhà cung cấp thứ ba cung cấp các dịch vụ lưu trữ đám mây với cơ chế mã hóa để bao vệ quyền riêng tư cho các dữ liệu của bạn.

4. Sử dụng điện toán đám mây là sử dụng chi phí một cách hiệu quả.

Bảo dưỡng và nâng cấp máy tính để bàn, máy tính xách tay cũng như các phần mềm liên quan cho toàn bộ công ty là một chi phí rất khó duyệt chi, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập. Bạn sẽ thấy mình phải chi trả cho các chi phí bản quyền phần mềm, rồi lại tiếp tục trả tiền cho việc mua mới, nâng cấp phần cứng và cả chi phí nhân công hỗ trợ để giúp cho mọi thứ vận hành. Với mô hình tương tự khi sử dụng điện toán đám mây sẽ có chi phí rất thấp, với một vài nghiên cứu mới đây cho thấy bạn có thể tiết kiệm được 30% hoặc nhiều hơn. Sự lựa chọn để chuyển sang điện toán đám mây sẽ giúp tiết kiệm được cho doanh nghiệp của bạn một số tiền đáng kể.

5. Điện toán đám mây mang đến sự gia tăng tính linh hoạt cho các doanh nghiệp

Bằng cách sử dụng điện toán đám mây có thể giúp doanh nghiệp của bạn mở rộng quy mô. Thử nghĩ rằng đột nhiên bạn có một khách hàng mới đòi hỏi bạn phải có thêm nhiều nhân lực hơn mới đáp ứng nổi. Bạn có thể sẽ cần một số thiết bị mới hoặc nâng cấp thiết bị hiện có để hỗ trợ việc kinh doanh. Điện toán đám mây sẽ cho phép bạn nhanh chóng có tăng cấu hình, tăng dung lượng lưu trữ cũng như có thêm sự hỗ trợ từ các nhân viên IT mà không cần quan tâm đến việc họ đang ở đâu. Trong một thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh, việc không có khả năng đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của khách hàng có thể đưa bạn đến thất bại. Đây là một lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp của bạn.

6. Điện toán đám mây cho phép gia tăng sự hợp tác và sát nhập kinh doanh.

Khi bạn tiếp tục mở rộng quy mô doanh nghiệp, bạn có thể thấy mình cần phải cộng tác nhiều hơn với những người làm việc tự do. Công cụ điện toán đám mây giúp việc chia sẻ dữ liệu và ứng dụng cho những người làm việc tự do hoặc các đồng nghiệp hết sức dễ dàng. Tương tự, bạn có thể thấy công ty của mình có thể liên quan tới việc sát nhập hoặc mua lại. Việc sử dụng điện toán đám mây giúp cho hệ thống và nhân viên sát nhập hoạt động một cách liền mạch với chi phí thấp hơn.

Những sự thay đổi với tốc độ chóng mặt trong công nghệ hiện nay khiến bạn phải đánh giá lại tất những lợi ích mà điện toán đám mây mang lại cho bạn và doanh nghiệp của bạn. Một cách đơn giản, điện toán đám mây cung cấp một giải pháp tiết kiệm chi phí và thời gian, tăng khả năng tiếp cận đủ để bạn nghiêm túc xem xét công nghệ mới này để hỗ trợ cho những nhu cầu CNTT của mình. Cho dù doanh nghiệp của bạn lớn hay nhỏ, bạn đều sẽ gặt hái được thành quả của hiện tượng điện toán đám mây.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Rủi ro không thể xem nhẹ khi ứng dụng điện toán đám mây trong DN


Với các doanh nghiệp cỡ vừa, quyết định đánh giá bất kì ứng dụng điện toán đám mây nào đều nên thuộc về một ban đánh giá và dự phòng rủi ro. Ban chuyên môn này ngoài giám đốc điều hành và chiến lược công nghệ còn cần có chủ doanh nghiệp, chuyên gia quản trị rủi ro, chuyên gia pháp luật, chuyên gia chiến lược doanh nghiệp để xem xét những rủi ro sau đây:

1. Truy cập dữ liệu riêng tư:
Trong sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp hiện nay, mỗi công ty cần làm mọi cách để bảo vệ sự an toàn và toàn vẹn của dữ liệu. Trong quá trình chuyển đổi sang điện toán đám mây, ban lãnh đạo phải xác định một kế hoạch chi tiết để đảm bảo tài liệu được an toàn trong suốt và sau quá trình chuyển đổi. Trước khi quy trình này được tiến hành, cần có một nghiên cứu để lựa chọn những công cụ đánh giá chủ chốt về cấu trúc bảo mật và báo cáo cuối cùng cần vạch ra những chính sách để quản lí truy cập và tách riêng trách nhiệm của người dùng, cả hai trên các ứng dụng điện toán đám mây mới cũng như những điểm trên giao diện giữa hệ thống cloud mới và trên hệ thống ứng dụng cũ. Điều này còn quan trọng hơn nữa nếu cơ sở thiết bị được thuê từ nhà cung cấp đám mây cho nhiều bên thuê.     

 
2. Tính đồng bộ của các quá trình: Lợi nhuận từ bất cứ một sự phát triển phần mềm kinh doanh nào đều phụ thuộc vào sự kết nối tỉ mỉ giữa các quy trình kinh doanh và các tương tác với dữ liệu, người dùng trong ứng dụng được sử dụng. Cấu trúc điện toán đám mây sẽ gây nhiều thử thách cho quá trình chuyển đổi bởi không có cách nào để tùy chỉnh ứng dụng cloud cho từng cá nhân. Ban lãnh đạo cần vạch ra mọi quy trình sẽ được chuyển đổi sang hệ thống của nhà cung cấp đám mây và sửa đổi hợp lí trước khi quyết định sẽ chuyển đổi chứ không phải sau đó, khi gặp phải những vấn đề phát sinh. Họ cũng cần xác định rõ ràng những quy trình nào sẽ được chuyển đổi để đồng bộ được những quy trình mới với cấu trúc hiện hành, đồng thời đảm bảo không có một cấu trúc ứng dụng hay hệ thống hiện hành không được đầu tư đúng mức. Tất nhiên điều này sẽ dễ dàng giải quyết hơn nếu phần nào hệ thống hiện hành đã được một nhà cung ứng đám mây hỗ trợ.

3. Tính sẵn có của nền tảng: Ban lãnh đạo doanh nghiệp phải là người quyết định sự có mặt của điện toán đám mây có quan trọng trong hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm định hình, triển khai kế hoạch phát triển chứ không phải đội ngũ IT. Với tất cả các quy trình liên quan tới khách hàng và doanh thu, mọi nguyên nhân có thể khiến nền tảng không sẵn có phải được xác định. Giải pháp dự phòng, liên kết với nhà cung ứng đám mây hay là đội ngũ IT nội địa tự phát triển, cần được lựa chọn trước khi quyết định chuyển đổi được chốt hạ. Với đối tượng ngoài doanh nghiệp và các quy trình liên quan tới người dùng thì sự sẵn có nghĩa là phải có những tiêu chuẩn hồi đáp, tương tác trong các giao dịch quan trọng bởi một trải nghiệm không tốt với website công ty có thể ngăn cản khách hàng ở lại và tìm hiểu thêm. Khía cạnh thứ hai của sự sẵn có là tính mở của các lựa chọn trong tương lai. Ban lãnh đạo cần đảm bảo rằng doanh nghiệp của họ sẽ luôn nắm quyền sở hữu các dữ liệu chủ và dữ liệu chuyển đổi trên hệ thống điện toán đám mây và nếu doanh nghiệp muốn kết thúc hợp đồng với nhà cung ứng đám mây hay nhà cung ứng dừng hoạt động, ngừng cung cấp dịch vụ thì dữ liệu vẫn có thể di chuyển ra ngoài tại một thời điểm sau đó với chi phí tài chính, quản lí tối thiểu.

4. Sự chấp nhận từ các nhân viên: Sự thành công của mọi dự án IT còn tùy thuộc vào sự đón nhận và phản ứng của người dùng sau khi dự án đó đi vào hoạt động. Ban lãnh đạo cần đào tạo kĩ năng mới cho các nhân viên để họ có thể nhanh chóng thích nghi và dự án thành công. Chuyển đổi sang điện toán đám mây lần đầu tiên có thể còn cần một số cài đặt bổ sung. Cuối cùng khi những ứng dụng nội bộ được chuyển sang cloud, mức độ thành công còn tùy thuộc vào sự tinh giản của công việc. Nhiều người sẽ nhận ra công việc của họ được tổ chức lại sau một thời gian. Các nhà lãnh đạo cần đảm bảo các nhân viên sẽ dùng hệ thống mới nắm bắt được kịp thời quy trình làm việc mới và nhanh chóng thích nghi với hệ thống điện toán đám mây.

Điện toán đám mây (Cloud Platform) - xu hướng tất yếu

Trong bối cảnh công nghệ thông tin càng ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh của cá nhân và tổ chức, từ các tập đoàn lớn đến các cửa hàng bán lẻ, việc đảm bảo an toàn dữ liệu trở nên vô cùng bức thiết. Thực tế ngày càng xuất hiện nhiều cuộc tấn công quy mô từ nhỏ tới lớn vào các trung tâm dữ liệu, nguồn thông tin cá nhân của người dùng.


Lợi ích của nền tảng Cloud Platform (điện toán đám mây)

1. An toàn dữ liệu:
An toàn dữ liệu là mối quan tâm hàng đầu đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Ở một số quốc gia còn có quy định rất rõ ràng về việc lưu trữ và truyền tải thông tin dữ liệu đối với các nhà cung cấp dịch vụ.

Dễ nhận thấy rằng, việc lưu trữ ở một trung tâm dữ liệu vật lý tồn tại khá nhiều rủi ro: Hỏng phần cứng, lỗi người dùng, virus xâm nhập, thiên tai… Khi đó, hệ thống phải có cơ chế sao lưu tự động hàng ngày tại trung tâm dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, onsite và offsite.
Tốc độ và hiệu suất:

Lấy ví dụ ngay từ trung tâm dữ liệu của Long Vân, ông Ru cho biết, hệ thống này được xây dựng theo chuẩn Tier 3 - tiêu chuẩn cao nhất khi đánh giá một trung tâm dữ liệu. Hạ tầng cho tốc độ truyền tải 10Gb/s và có thể mở rộng lên 40Gb/s tuỳ theo nhu cầu của khách hàng.

Tốc độ và hiệu suất có thể khác nhau ở các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, nhưng việc chọn lựa một hệ thống có tốc độ và hiệu suất cao sẽ mang lại nhiều lợi ích: Truy cập nhanh, hạn chế nghẽn băng thông,...

2. Tốc độ và hiệu suất:

Lấy ví dụ ngay từ trung tâm dữ liệu của Long Vân, ông Ru cho biết, hệ thống này được xây dựng theo chuẩn Tier 3 - tiêu chuẩn cao nhất khi đánh giá một trung tâm dữ liệu. Hạ tầng cho tốc độ truyền tải 10Gb/s và có thể mở rộng lên 40Gb/s tuỳ theo nhu cầu của khách hàng.

Tốc độ và hiệu suất có thể khác nhau ở các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, nhưng việc chọn lựa một hệ thống có tốc độ và hiệu suất cao sẽ mang lại nhiều lợi ích: Truy cập nhanh, hạn chế nghẽn băng thông,...

3. Tính sẵn sàng:

Trước đây, nhiều doanh nghiệp e ngại điện toán đám mây vì họ sợ những gì không quản lý trực tiếp được. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ sâu hơn, việc mua một hay nhiều máy chủ đặt ở văn phòng để lưu trữ web, email, lưu trữ dữ liệu, chạy phần mềm, ứng dụng… và điều hành bởi những nhân viên IT thông thường không thể đem lại tính sẵn sàng cao bằng nguồn tài nguyên từ hạ tầng điện toán đám mây công nghệ cao, được phân phối qua internet và được các chuyên gia kỹ thuật giám sát 24/24.

Kiến trúc đặc thù của điện toán đám mây cho phép tập trung những nguồn tài nguyên nhàn rỗi trong hệ thống để xử lý công việc ở nơi thiếu hụt, nâng hiệu suất lên 3-5 lần. Bên cạnh đó, khi một máy chủ trong hệ thống gặp sự cố thì máy chủ kế tiếp sẽ tự động thay thế và tăng công suất hoạt động lên, đảm bảo hệ thống có thời gian "sống" đến 99.99%.

4. Vấn đề chi phí:

Chi phí là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bỏ ra một khoản chi phí lớn để đầu tư mua máy chủ chỉ là sự khởi đầu, họ còn phải xây dựng không gian đầy đủ điều kiện về điện, độ ẩm, nhiệt độ để chứa máy chủ, chi trả phí bản quyền cho phần mềm, ứng dụng và phải thuê nhân viên IT để vận hành bộ máy đó. Đây là giải pháp rất tốn kém.

Khi chuyển lên điện toán đám mấy, các khoản chi phí đó sẽ không còn là mối lo ngại nữa vì hạ tầng và đội ngũ nhân viên vận hành sẽ do chính nhà cung cấp dịch vụ đảm nhiệm.

5. Khả năng mở rộng:

Nhu cầu tài nguyên của doanh nghiệp bạn hiện tại là bao nhiêu? 5 năm nữa là bao nhiêu? 10 năm nữa là bao nhiêu?

Đa số doanh nghiệp sẽ dễ dàng trả lời được câu số 1, ngập ngừng ở câu thứ 2 và không thể trả lời được câu thứ 3. Điện toán đám mây vẫn được xem là biểu tượng của sự linh hoạt. Mỗi khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hay thu hẹp, họ có thể yêu cầu nhà cung cấp tiến hành chỉ trong vài phút. Họ không còn phải lãng phí một lượng lớn tài nguyên chỉ để dự trù cho nhu cầu trong tương lai mà không biết chính xác là bao nhiêu.